Nga đối mặt với tình trạng vỡ nợ nước ngoài có chủ quyền khi đã đến hạn thanh toán khoản gốc của một trái phiếu trị giá 552,4 triệu USD đáo hạn vào năm 2022 và khoản lãi suất 84 triệu USD cho một trái phiếu đồng USD có chủ quyền đáo hạn năm 2024.

Khi Ủy ban Ủy ban Châu Âu của Hiệp hội Hoán đổi Quốc tế và Phái sinh (ISDA) bao gồm một số tổ chức tài chính lớn nhất nhì thế giới như Bank of America, Goldman Sachs JPMorgan Chase..etc.. đã xác nhận hôm thứ hai rằng trái phiếu do Đường sắt Nhà nước Nga phát hành đã “không có khả năng thanh toán tiền lãi cho 268 triệu USD trái phiếu .
Nga đối mặt với tình trạng vỡ nợ nước ngoài có chủ quyền
Nga đối mặt với tình trạng vỡ nợ nước ngoài khi mỏ Alrosa không có khả năng thanh toán nợ
Vương quốc Anh đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Alrosa vào ngày 24 tháng 3 và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã làm theo. Interfax báo cáo rằng Alrosa phàn nàn rằng, ngay cả khi có tiền, việc trả nợ là “bất khả thi về mặt kỹ thuật” do các lệnh trừng phạt. Không rõ liệu tập đoàn sẽ trả lãi bằng rúp cho khoản vay đến hạn vào năm 2024 hay không.
Vỡ nợ tăng áp lực cho Nga
Hoa Kỳ gần đây đã gia tăng áp lực kinh tế đối với Nga do cuộc xâm lược Ukraine. Tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo rằng họ sẽ cấm các nhà chức trách Nga thanh toán cho các chủ nợ hơn 600 triệu USD khoản nợ đáo hạn từ nguồn dự trữ ngoại hối do các ngân hàng Mỹ nắm giữ.
Sau khi chiến tranh bắt đầu, kho dự trữ khổng lồ của ngân hàng trung ương Nga ở phương Tây đã bị đóng băng. Tuy nhiên, tại một thời điểm, Moscow vẫn có thể sử dụng chúng để trả các khoản nợ chính phủ bằng đô la.
Lệnh cấm này nhằm buộc Điện Kremlin quyết định sử dụng số đô la còn lại trong kho bạc của mình để trả nợ cho các chủ nợ hoặc là dùng cho mục đích khác, chẳng hạn như tài trợ cho các cuộc chiến tranh.
Không có trái phiếu kho bạc mới nào của Nga được phát hành
Trong bối cảnh bị trừng phạt, các cơ quan hữu quan của Nga đã quyết định không phát hành trái phiếu chính phủ trong thời điểm hiện tại. Bộ trưởng Kinh tế Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Izvestia vào cuối ngày thứ Hai rằng sẽ không có trái phiếu mới nào được phát hành trong năm.
Ông cũng cho biết, kết quả đánh giá cho thấy các khoản thu như bán dầu khí đã đủ bù đắp các khoản chi tiêu nhà nước hiện nay. Bộ trưởng chỉ ra rằng đất nước sẽ phải đối mặt với chi phí cao nếu tiếp tục vay nợ, vì vậy việc vay mượn là vô nghĩa. Bộ trưởng Siluanov có thể ngụ ý rằng nhà nước Nga hiện phải cung cấp lãi suất cao để phát hành trái phiếu chính phủ mới. Ngoài ra, quốc gia này đã bị loại trừ phần lớn khỏi hệ thống tài chính quốc tế do các lệnh trừng phạt của phương Tây, vốn đã thu hẹp đáng kể vòng kết nối người đầu tư.
Cuối tuần trước, cơ quan xếp hạng Standard & Poor’s (S&P) của Mỹ một lần nữa hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Nga xuống “vỡ nợ có chọn lọc”. Hai cơ quan xếp hạng lớn khác là Moody’s và Fitch trước đó đã ngừng xếp hạng quốc gia này. Động thái này diễn ra trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của EU cấm các tổ chức xếp hạng quốc tế tiếp tục đánh giá tín nhiệm của Nga trong tương lai.
Với các đòn trừng phạt nhằm vào Nga sau cuộc chiến nổ ra ở Ukraine từ ngày 24/2 đã đóng băng toàn bộ dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) tại các ngân hàng của Mỹ. Tiếp theo động thái của Mỹ đưa ra ngày 4/4 nhằm ngăn chặn Điện Kremlin thanh toán các khoản nợ có chủ quyền bằng hơn 600 triệu USD dự trữ nằm trong các tổ chức tài chính của Mỹ và buộc Nga sử dụng nhiều hơn kho dự trữ Dollar của riêng mình hoặc chấp nhận một vụ vỡ nợ đầu tiên trong nhiều thập kỷ.
“Nga đang đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế, lạm phát tăng vọt, thiếu hụt các loại hàng hóa cơ bản và đồng nội tệ không còn hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới”, người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ nói với CNBC.
Theo người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ, một trong những hành động “mạnh mẽ nhất” trong số hơn 700 lệnh trừng phạt của Mỹ là áp những hành động nhằm vào CBR “với mức tác động, tốc độ và sự phối hợp đa phương chưa từng có. Bắt đầu từ hôm nay, Bộ Tài chính Mỹ sẽ không cho phép bất kỳ khoản thanh toán nợ bằng đồng USD được thực hiện từ tài khoản của chính phủ Nga tại các tổ chức tài chính của Mỹ”, người phát ngôn bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh và nói thêm: “Nga phải lựa chọn giữa việc sử dụng nguồn dự trữ đô la còn lại hoặc từ nguồn thu mới, hoặc vỡ nợ”.
Cho đến nay, Nga đã tránh được tình trạng vỡ nợ ngoại tệ bất chấp các lệnh trừng phạt cứng rắn từ phương Tây nhằm hạn chế Nga tiếp cận kho dự trữ ngoại hối của mình. Bộ Tài chính Mỹ từng cho biết các lệnh trừng phạt Nga không ngăn cản nước này thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ quốc tế, ít nhất cho đến ngày 25/5.
Nguồn: News Creaders- Reuters